Chúng ta có thể tránh được mùi hóa chất độc hại, khói thuốc lá, bụi bẩn vv.. nhưng khó thể tránh khỏi việc thường xuyên hít phải nguồn không khí ô nhiễm hiện nay, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chăn nuôi, các thành phố lớn đông đúc dân cư và xe cộ.
Điển hình là việc thường xuyên hít vào phổi các loại khí độc hại từ khí thải xăng dầu của các phương tiện giao thông như: Carbon dioxide, Carbon monoxide, benzen, acid H2S, Nitric oxides, Sulfur dioxide, các hợp chất hydrocarbons đa vòng, nhất là các phần tử bụi siêu mịn PM2.5 vốn là nguyên nhân chính yếu gây hại mô phổi và phát triển thành các bệnh lý hô hấp nguy hiểm như phổi tắc nghẽn mãn tính, và nhất là ung thư phổi .
Những người vừa hút thuốc, vừa thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích là những người có nguy cơ cao nhất mắc phải các bệnh lý kể trên.
- Theo PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên hiệu trưởng ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết về loại bụi siêu mịn PM 2.5 có thể đi sâu vào phế nang gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.
Báo Tuổi Trẻ vào tháng 1 năm 2017 có thông tin về TTO - Sở GTVT TP.HCM đã báo cáo với lãnh đạo TP.HCM về tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động giao thông gây ra ở mức báo động và kiến nghị với chính phủ cần có phương án giải quyết. Ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở GTVT, cho biết số liệu quan trắc ô nhiễm không khí quý 2-2016 ở TP.HCM cho thấy tại nhiều vị trí có nồng độ các chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, 7/15 vị trí có CO tăng 1,11 - 2,18 lần; 11/15 vị trí có bụi tăng 1,02 - 1,64 lần; 8/15 vị trí có NO2 tăng 1,02 - 1,31 lần…
Không như đối với nước bẩn hay thực phẩm bẩn, con người không thể đơn thuần ngăn ngừa bằng cách sàng lọc, bởi còn hít thở trong “vùng” không khí ô nhiễm thì nguy cơ mắc các bệnh lý trên là không thể tránh khỏi.
Đeo khẩu trang có chức năng lọc khí thải để bảo vệ phổi là giải pháp ưu tiên hàng đầu khi đi đến những nơi có mật độ ô nhiễm cao. Bên cạnh đó, để hạn chế những tác hại ô nhiễm trên, việc tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung dinh dưỡng và các thực phẩm có chức năng tăng cường thanh lọc và bảo vệ phổi là điều cần thiết hiện nay.
- Theo Tạp chí y khoa hàng đầu của Mỹ “BioMed Research International” phát hành ngày 21/3/2017, sau khi tiến hành nghiên cứu trên mô hình chuột, các nhà khoa học đã phát hiện hoạt chất Ginsenoside Rg1 có hiệu quả làm giảm mức độ xơ hóa phổi do tác hại của khói thuốc và khí thải độc hại. Điều quan trọng là Ginsenoside Rg1 làm suy yếu đáng kể sự tăng lên của sự thay đổi yếu tố tăng trưởng β1, thụ thể TGF-β I, phospho-Smad2, và phospho-Smad3. Ngoài ra, ginsenoside Rg1 bắt chước tác dụng của SB525334, một chất ức chế TGF-β I-Smad2/3 trên nguyên bào sợi phổi gây ra xơ hóa phổi và bệnh lý tắc nghẽn phổi mãn tính(COPD- Chronic Obstructive Pulmonary Disease).
- Năm 2014, Tạp Chí Dược Học hàng đầu Trung Quốc “ Acta Pharmacologica Sinica (35(8):1031–1044) ” công bố Ginsenoside Rg1 có tác dụng kích hoạt đường dẫn Nrf2 để ức chế xơ hóa gan do rượu và hóa chất CCl4, loại hóa chất độc hại dùng để diệt sâu bọ và chống nấm mốc .